Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

23/03/2017 Đăng bởi: Trần Thanh Hùng

CÁCH CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ

NGUYÊN NHÂN 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị táo bón bởi một số nguyên nhân khách quan trong thời gian đầu tiên của các bé khi chào đời, bên cạnh đó cũng do một số thiếu sự chú ý của các mẹ, tạo ra những thói quen cho bé ăn và sinh hoạt khiến bé bị táo bón. Sau đây là các nguyên nhân chủ yếu:

- Nguyên nhân do ít vận động: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi thường hay nằm, điều này gây khó khăn hơn cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ hoạt động xuyên suốt (trong khi những đứa trẻ lớn tuổi hơn, thường đứng ngồi nhiều nên hệ tiêu hoá có trọng lực giúp đẩy chất cặn bã ra dễ dàng hơn). Do đó, chất thải của bé di chuyển rất chậm qua đường tiêu hóa, dẫn đến phân bị cứng, khô, gây ra táo bón.

- Nguyên nhân do thiếu nước: Trẻ không được bú mẹ thường xuyên, phải uống sữa ngoài, uống không đủ nước

- Trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do chế độ ăn của mẹ thiếu rau và nhiều đạm

- Ngoài ra, tất cả những thay đổi trong chế độ ăn uống của bé trong năm đầu đời cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

BIỂU HIỆN

+ Táo bón thì phân dài, quánh lại, dẻo và dính như đất sét (bé bú mẹ hoàn toàn), bé uống sữa ngoài hoặc ăn dặm thì phân nhỏ như phân dê và khô cứng.

+ Thường 3-4 ngày mới đại tiện, mỗi lần đi rất khó khăn, rặn nhiều, mặt đỏ, tay chân co quắp, ưởn người, nhiều bé chỉ cần mẹ kéo quần ra là đã khóc.

+ Bụng bé bị chướng, xờ vào thấy cứng, kèm theo là hiện tượng trẻ bị đầy hơi, ăn khó tiêu, xì hơi nặng mùi.

+ Trẻ sơ sinh bị táo bón nặng có thể biếng ăn, quấy khóc vào ban đêm: Khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể trẻ không được thải ra ngoài mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại, khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc về đêm.

CÁCH XỬ TRÍ

- Chế độ ăn của mẹ:

Uống nhiều nước, khoảng 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày. Bữa ăn của mẹ nên nhiều rau xanh và quả chín có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối.

- Chế độ ăn của trẻ:

+ Với trẻ sơ sinh bú hoàn toàn sữa mẹ: Mẹ cố gắng cho bé bú nhiều hơn, và cho bé uống thêm nước mỗi ngày (nên uống dặm ít một).

+ Với trẻ có uống sữa ngoài: Pha sữa đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không pha quá đặc hoặc quá loãng. Lựa chọn sữa có bổ sung thành phần chất xơ hòa tan

+ Với trẻ có chế độ ăn dặm: Chọn món ăn dặm có đủ thành phần dinh dưỡng, bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi. Nên thay đổi đa dạng các loại rau củ quả như: rau cải, mồng tơi, củ khoai lang, củ cà rốt… tước lấy phần thịt lá, bỏ cuộng và xay toàn bộ để nấu cho bé. Tránh các loại rau có nhiều nhựa: rau lang, rau muống… Sau khi trẻ ăn xong cần cho uống thêm nước tráng miệng, nước trái cây, hoa quả như lê, mận… các loại sinh tố như bơ, xoài, dưa hấu.

- Massage nhẹ nhàng phần bụng cho bé

+ Xoay vòng nhỏ quanh rốn: Mẹ đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé, ấn nhẹ nhàng, xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại. Xoay theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Động tác này giúp thành phần trong ruột non di chuyển theo chiều dài ruột.

+  Xoanh vòng lớn xung quanh bụng: Mẹ bắt đầu bên trong hông phải, di chuyển ngón tay và lòng bàn tay bạn đến bờ sườn phải, sau đó đến cùng điểm ở bờ sườn trái. Vuốt xuống ngay bên trong hông trái, sau đó đến phần bụng dưới. Lặp đi lặp lại vài lần. Động tác này giúp đẩy các chất trong ruột già đi.

+ Động tác đạp xe: Mẹ đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có tác dụng tương như mát xa bụng nói trên. Đồng thời nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng đầy hơi.

Các mẹ lưu ý: tắm nước ấm được các bác sĩ nhi khoa đặc biệt khuyến khích khi bé đang bị táo bón. Sau khi tắm xong, mẹ mát xa cho bé theo các động tác trên để giúp bé có thể đi tiêu dễ dàng hơn.

- Cho bé đi tại tiện vào một giờ cố định:

Phương pháp này nhằm mục đích tạo phản xạ tự nhiên cho bé khi đi đại tiện. Nếu bé quấy khóc và không chịu đi đại tiện thì mẹ cố dỗ dành bé, cho bé nghịch đồ chơi,..rồi “ si “ cho bé, cứ lặp lại như vậy vào một giờ nhất định trong ngày.

- Thụt hậu môn cho bé:

Cách này chỉ làm khi bé khó khăn không đi ngoài được, không nên lạm dụng vì bé quen và không tự đi ngoài được.

+ Bôi mật ong vào hậu môn bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài.

+ Dùng 1 cọng rau mồng tơi có độ dày vừa phải, tước vỏ ngoáy vào hậu môn trẻ 3-4 cái.

+ Dùng khăn ướt hoặc khăn xô, nhúng qua nước nóng, vắt đi, để nguội đến nhiệt độ hợp lý (không nguội quá) rồi áp vào hậu môn trẻ, giữ và day khoảng 30 giây đến 1 phút.

+ Bôi 1 lớp mỏng kem Vaseline vào vùng hậu môn của trẻ.

- Bổ sung men vi sinh có chứa chất xơ hòa tan cho bé:

+ Men vi sinh giúp cung cấp lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn và giúp nhu động ruột vận động nhịp nhàng đẩy phân ra ngoài

+ Chất xơ hòa tan: giúp giữ nước taị ruột, không làm phân khô, quánh quá, phân dễ dàng di chuyển

+ Trên thị trường có rất nhiều loại, tuy nhiên mẹ cần lưu ý lựa chọn loại men vi sinh tốt có chứa các chất xơ phân tử nhỏ dễ hòa tan như AG (Arabinogalactans), FOS cho bé.

+ Sản phẩm nên dùng : FERMENTIX PLUS

- Bổ sung chất xơ hòa tan cho bé:

+ Sản phẩm nên dùng : TRANSITA FIBRE

 

 

Nếu bạn cần được chia sẻ & tư vấn cụ thể về việc sử dụng sản phẩm để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho Mediproduct – chúng tôi luôn lắng nghe & chia sẻ cùng bạn!

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0964320808

Nguồn tham khảo: www.mediproduct.vn

 
Gửi bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: