Các bệnh thường gặp ở trẻ khi trời trở lạnh và cách phòng chống

Các bệnh thường gặp ở trẻ khi trời trở lạnh và cách phòng chống

23/03/2017 Đăng bởi: Trần Thanh Hùng

Các bệnh thường gặp ở trẻ khi trời trở lạnh và cách phòng chống

I. Các bệnh thường gặp

1. Cảm cúm

Triệu chứng:

Đầu tiên thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn.

Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh, đó là dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên và có thể dễ bị viêm phổi.

Xử trí:

- Cho bé ăn các thực phẩm giàu giầu chất dinh dưỡng như: trứng gà, các chế phẩm từ đậu, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

- Khi trẻ bị bệnh thường có sốt nên dễ mất nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.

- Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi.

- Luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Bé trên 6 tháng tuổi, thì có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

- Lưu ý khi bé có dấu hiệu sốt cao, kho thở cần phải được đưa đi khám kịp thời.

2. Tiêu chảy

Biểu hiện:

Trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ có biểu hiện khó chịu, có thể nôn, sau khoảng 1-2 ngày thì bắt đầu đi ngoài phân lỏng, ngày nhiều lần.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối quá nhiều có thể dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Xử trí:

- Bù nước: cần cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để phòng ngừa mất nước do tiêu chảy.

- Chế độ dinh dưỡng: chú ý chế biến các món ăn dưới dạng lỏng, mềm như súp, cháo như cháo thịt gà, thịt lợn nạc nấu với cà rốt,… và phải kiên nhẫn cho trẻ ăn chậm, ăn nhiều bữa nhỏ nếu trẻ buồn nôn, nôn, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ 1 lần.

- Cho trẻ dùng thêm men vi sinh cung cấp lợi khuẩn đường ruột

- Không cho trẻ uống thuốc “cầm” tiêu chảy, hoặc ăn lá ổi, hồng xiêm xanh,… các chất thải dễ ứ đọng lại đường tiêu hóa dẫn đến bệnh kéo dài và nặng thêm.

- Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh

3. Viêm mũi

Biểu hiện:

Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5 độ C nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 – 40C, trong 2-3 ngày.

Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi như viêm phế quản, viêm phổi.

Xử trí:

- Hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 4-6 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng.

- Nhỏ thuốc nhỏ mũi có chứa kháng sinh như: Nemydexan,...

- Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.

- Nếu trẻ sốt cao trên 38C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc.

4. Viêm phổi

Biểu hiện:

Trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp.

Để biết con mình có gặp vấn đề về phổi không, mẹ có thể đếm nhịp thở xem trẻ có thở nhanh, thở gấp không.

Đây là dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết nhất nếu bị viêm phổi. Cụ thể, trường hợp được cho là thở nhanh:

+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần trong một phút trở lên.

+ Trẻ từ 2 tháng đến một tuổi nhịp thở từ 50 lần trong một phút.

+ Trẻ từ một đến 5 tuổi thở từ 40 lần trong một phút.

+ Trẻ từ 5 tuổi trở lên nhịp thở từ 30 lần mỗi phút.

Xử trí:

- Cần chú ý giữ ấm, tránh để bé bị lạnh, ẩm hay gió lùa.

- Cần đưa bé đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

- Lưu ý không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

 

II. Cách phòng chống

Các bệnh thường gặp ở trẻ khi trời trở lạnh và cách phòng chống

 

- Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.

- Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi để tránh cho trẻ không bị nhiễm khuẩn, vi rút gây hại

- Với trẻ mới sinh thì nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng cường miễn dịch cho trẻ

- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, có thể bổ sung thêm vitamin cho trẻ

- Tiêm phòng cúm cho trẻ theo lịch tiêm phòng.

 

Nếu bạn cần được chia sẻ & tư vấn cụ thể hoặc cần giải đáp thắc mắc vấn đề của bạn, hãy nhấc máy lên và gọi cho Mediproduct – chúng tôi luôn lắng nghe & chia sẻ cùng bạn!

ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0964320808

Nguồn tham khảo: www.mediproduct.vn


 

Gửi bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: